Luu Ly and Bui Xuan Phai Sketchbook: A True Sense of Nostalgia at Boi Tran Art Gallery


Hai Nguyen (Van Cam Hai)
Director, Global Vietnam Wars Studies Initiative, Ash Center, Harvard Kennedy School

In an excellent state of preservation after these years, artist Luu Ly now bequeaths his precious treasure to artist Boi Tran. By a mere coincidence, the Fall-Winter art class held by artist Than Trong Su linked to the sketchbook and returned to Boi Tran eventually. Luu Ly believes that Boi Tran will take on the perpetuation and introduce these profound sketches to the world.


Artist Boi Tran and Artist Luu Ly at Boi Tran Garden

On a rainy day, I suddenly met Artist Luu Ly at Boi Tran Art Gallery in the midst of Thien An Hill covered with the old centuries pine trees. His face carried the chivalry spattered the dust of long marches during wartime, and his half-open eyes, over the period of 80 years on earth, embodied the quintessence of memory tones through papers smeared by ages. Bristol board pads, damaged grey cover dotted with soil were the treasure as its deep gratitude related to famous artists’ drawings, they were fearlessly but passionately in the mood for art even with the miserably bloody war since the time not famous yet.

Tôi tình cờ gặp ông trong một chiều mưa rừng Thiên An mướt xanh vườn Bội Trân Galery xứ Huế. Ngạc nhiên khi nhìn thấy, trên gương mặt phảng phất nét hào hoa lấm bụi trường chinh một thời kháng chiến, đôi mắt khép mở nhân gian gần 80 năm của lão họa sỹ Lưu Ly, vẫn tinh anh những sắc màu ký ức dậy lên qua từng trang giấy mỏng, ố vàng thời gian. Tập giấy mỏng bristol, bìa xám mùn đất, hư hao ấy là một báu vật của lão họa sỹ Lưu Ly bởi nó ân tình bao nhiêu hoài niệm gắn liền với những tác phẩm ký họa của các danh họa, thuở họ chưa thành danh nhưng lòng dạ đã giang hồ vượt qua mọi gian nan chiến tranh, mà mơ màng một cõi phụng sự nàng nghệ thuật.

3 Unusual Names Of The Extraordinary Artist

3 BÚT DANH LẠ CỦA MỘT HỌA SỸ TÀI DANH

Bui Xuan Phai Self Portrait, signed “Sipi” (lower right)

His face is endowed with a dignified expression. Eyes reflect absolute purity. His hair floats in the poetic puffs. An alluring V-neck sweater caresses the young man’s chest. It’s Sipi’s self-portrayal with pen nib and ink drawn on Mar 12, 1948. The lower left inscription is elegantly yet insanely written as “Cordially gifting Viet Ho a drawing Sipi did, when Sipi leaves, don’t forget it, pray for its good physical condition to serve lady art.”

Gương mặt thanh tú. Ðôi mắt trong sáng đến đắm đuối. Mái tóc bồng bềnh thi ca. Áo len cổ trái tim lãng mạn ôm lấy khuôn ngực trai trẻ. Ðó là chân dung tự họa của SIPI vẽ bằng bút sắt, mực tàu ngày 12/3/48. Bên góc trái có lời đề tặng, nét chữ nền nã như gương mặt, mê muội rằng “Thân ái tặng anh Việt Hồ tấm tranh Sipi tự họa, khi Sipi xa anh, anh phải nhớ đến hắn, cầu cho hắn luôn luôn mạnh khỏe để phụng sự nàng nghệ thuật.”

In addition, even if the handwriting is no longer exquisite, its romantic style remains wild with a diverse interpretation: Sipi sits morosely contemplating, and quests for a theory to… Lang Bang (wander)! It is Sipi again! “Thee” sits there resembles the absolute serenity amongst the birds’ wings thirsting for liberation, and against military aircraft behind their backs. Winter jacket, persimmon-red trousers as a traditional-folk Cheo opera artist, the face gleams, the glow of fire flares up the body in the quest for a destiny adrift somewhere. The artist, when calling himself Sipi, yet signs as Lang Bang in his work of art!

Và đây nữa, dù nét chữ không còn dáng nền nã, nhưng vẫn giang hồ một bút pháp lãng mạn trong sắc màu tư duy: SIPI tĩnh tọa, chàng đang mãi tìm một lý thuyết để… Lang Bang! Lại là Sipi! “Hắn” ngồi đó như một sự im lặng dữ dội giữa cánh chim non mơ ước hòa bình trước mặt, đối chọi với bầy máy bay quần đảo bầu trời sau lưng. Áo khoác lạnh, quần hồng đỏ như một nghệ sỹ chèo, khuôn mặt xa xăm, cả thân người rực vàng ánh lửa, soi tìm một mảnh tương lai nào đó đang phiêu dạt. Tự xưng là SIPI nhưng với bức chân dung này, “hắn’ lại ký là Lang Bang!

Another one, not his self-portrayal, is modest Viet Ho’s face under the vigorous forehead executed in colored pencils by Lang Thang in the year 1948! It’s still “thee-Sipi” as the lines, the hues are never mistaken!

Lại thêm một ký họa, không phải tự họa, mà đây là khuôn mặt ông Việt Hồ hiền hậu dưới vầng trán quắc thước do Lang Thang vẽ chì màu năm 48! Vẫn là “hắn- Sipi” vì nét bút, gam màu xa vắng chân thành không lẫn vào đâu được!

Sipi! Lang Bang! Lang Thang! Who is he to proclaim his talent serving to art in a state of bloody war? Who is he to still own the young face, his work on a thin paper, over half a century, remains alight with confidence and prayers for perception and art? Throughout many wheels of life, whether the young man is still alive or dead somewhere at the ends of the earth, is it possible for the artist to actualize his “serving” dream and be granted any blessings by “Lady Art”?

SIPI! Lang Bang! Lang Thang! Chàng là ai mà dám công khai một miền mê phụng sự nàng nghệ thuật trong cảnh chiến tranh lửa khói? Chàng là ai mà vẫn gương mặt thơ trai, lừng lững một chân dung trên nền giấy mỏng, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng vẫn ánh lên bao niềm tin và cầu nguyện cho tâm trí với nghệ thuật đến vậy? Bao nhiêu thăng trầm thân phận thời đại, Chàng bây giờ còn hay mất nơi chân trời góc bể và liệu có được hiện thực hóa ước mơ “phụng sự “ và được “nàng nghệ thuật” ban phước lành hay không?

— “Thee, or Sipi, Lang Bang, Lang Thang, do you know him?” — The old artist Luu Ly caught a glimpse of my curiosity, just like a rain of the past gently falling over Thien An Hill.

— “He passed away! He is Phai! Bui Xuan Phai!” — Luu Ly unquestionably explained.
— “Bui Xuan Phai?” — I hesitated.
— “Yes! Phai did!”

 — “Hắn, hay là chàng SiPi, chàng Lang Bang, chàng Lang Thang ấy, anh biết là ai không?” — Lão họa sỹ Lưu Ly nhìn thấy ánh mắt tò mò của tôi, từng lời giải thích, như hồ là mưa từ quá khứ khẽ khót qua rừng thông Thiên An.
— “Chàng ấy mất rồi! Chàng ấy là anh Phái! Bùi Xuân Phái đấy!”
— Bùi Xuân Phái? — Tôi ngập ngừng.
 — Vâng! Anh Phái vẽ đấy!

Viet Ho Portrayal Drawing executed by artist Ta Ty

“Like you, 60 years ago, I questioned what Sipi was, and why it was Lang Bang or Lang Thang. Phai told me that Sipi was in reference to the French Speed Fire aircraft. The sky has a stunning Speed Fire in the same way the soil owns a phenomenal Sipi Phai! Regarding Lang Bang or Lang Thang, in the early years of the resistance, Phai and we lived the life of nomads wandering across many areas controlled by the 3rd Military Region.” — Luu Ly expressed

Cũng như anh, 60 năm trước tôi hỏi vì sao có SIPI, vì sao lại Lang Bang, Lang Thang. Anh Phái bảo tôi, Sipi là gọi tắt cái tên hiệu máy bay Speed Fire của bọn Pháp. Trên trời có Speed Fire rực lửa thì dưới đất Sipi Phái cũng cháy bỏng không kém! Còn Lang Bang hay Lang Thang, là bởi những tháng năm đầu kháng chiến, anh Phái và chúng tôi nay đây mai đó, lang thang qua nhiều vùng đất lang bang thuộc chiến khu 3.

Apart from these signed/written masterpieces, Luu Ly showed me some Bui Xuan Phai’s without signatures portraying artist Hoang Lap Ngon and Bo Cau Coffee Shop, artist Hoang Tich Chu,… Especially, there is a sketch of musician Van Cao, the face of the Vietnamese National Anthem composer elaborated into the cycle of 3 sentiments on the paper: The blue yet austere Van Cao. The charming and soothing Van Cao. The enthusiastic Van Cao composing.

Ngoài các bức ký họa có bút tích, lão họa sỹ Lưu Ly còn chỉ cho tôi những bức tranh của họa sỹ Bùi Xuân Phái vẽ không đề bút danh về họa sỹ Hoàng Lập Ngôn với quán café Bồ Câu, họa sỹ Hoàng Tích Chù… Ðặc biệt có một bức phác thảo 3 gương mặt của nhạc sỹ Văn Cao. Gương mặt tác giả quốc ca Việt Nam phân thân thành 3 tâm trạng luân hồi trên trang giấy: Văn Cao ưu tư, nghiêm nghị. Văn Cao vui tươi, mắt môi phím nhạc. Văn Cao chìm đắm sáng tác.

Perhaps, it is the most distinctive masterwork by a talented artist that describes a gifted musician! Much like 3 faces of Van Cao, a Regnaut 3 faces sketch is a depiction of 3… nude ladies by a cubist — artist Ta Ty!

Có lẽ, đây là một trong những bức ký họa đặc biệt nhất về một nhạc sỹ đặc biệt do một họa sỹ đặc biệt vẽ! Và đối ứng với 3 gương mặt của Văn Cao, là 3 khuôn mặt của Regnaut được biểu hiện bằng 3… thiếu nữ khoả thân trong một bức tranh khác của một họa sỹ theo trường phái lập thể — họa sỹ Tạ Tỵ!

A Bloodstain Entering Into The Future

NHƯ VỆT MÁU GỬI VÀO TƯƠNG LAI

Musician Van Cao with 3 faces depicted by artist Bui Xuan Phai

According to Luu Ly, after seeing the Van Cao 3 faces drawing by Bui Xuan Phai, artist Ta Ty immediately did a Regnaut 3 faces sketch as a response to his friend! Painted in November 1948, this charcoal pencil creation portrays a scene of 3 standing ladies in Western typical body shapes holding one’s arm to each other’s arms. In the crucial phases of the war, all carried out duties on the front line and Ta Ty’s nude painting confronted the strict regulations and the strong moral standards of the country; as a matter of fact, it was rare, otherwise what a greatly daring risk!

Theo lời của lão họa sỹ Lưu Ly, sau khi nhìn thấy ký họa 3 gương mặt Văn Cao của Bùi Xuân Phái, họa sỹ Tạ Tỵ liền vẽ bức ký họa 3 khuôn mặt của Regnaut để trả lời bạn! Bức tranh được vẽ vào tháng 11/1948 bằng bút chì than miêu tả chân dung 3 thiếu nữ dáng hình đậm đà Tây phương đứng khoác tay nhau. Trong thời buổi chiến tranh, kỷ luật hà khắc, tất cả đều phục vụ tiền tuyến, việc họa sỹ Tạ Tỵ vẽ tranh khỏa thân, quả nhiên là một điều hiếm hoi, nếu không nói là liều lĩnh!

Besides, the portrayals of Viet Ho and Luu Ly with the sharp-featured faces and its simplification by artist Ta Ty expresses perfectly the proper perspectives of a Cubism learner.

Ngoài tranh khỏa thân, Tạ Tỵ còn xuất hiện qua một số chân dung vẽ ông Việt Hồ và họa sỹ Lưu Ly với những gương mặt góc cạnh, tinh giản, hàm chứa nhiều điểm nhìn của một môn đệ của trường phái lập thể.

Presented in this special collection, a drawing of Viet Ho on Me Street, the way to Tam Dao (Vinh Phuc) crudely sketched in blue by musician Van Cao, reflects the image of an artistic soldier and his feelings facing the reality of the military situation. Another vivid artwork of Viet Ho in Lo Tu by artist To Ngoc Van in 1947 resembles a portrait photograph.

Góp mặt trong tập ký họa này, nhạc sỹ Văn Cao cũng có một bức chân dung ký họa ông Việt Hồ tại phố Me trên đường lên Tam Ðảo với nét bút gồ ghề, gai góc bằng mực xanh phản ánh hình ảnh và tâm trạng của một người lính nghệ sỹ trong hoàn cảnh kháng chiến. Ký họa về ông Việt Hồ, còn một tác phẩm rất chân phương, như chụp ảnh chân dung của họa sỹ Tô Ngọc Vân thực hiện tại Lỗ Từ năm 1947.

Alongside the outstanding master To Ngoc Van, Bui Xuan Phai, and Ta Ty, Luu Ly’s collection includes the works of artist Le Quoc Lap, Luu Ly, and an artist signed as “Khoi”. At that time, Bui Xuan Phai, Ta Ty, To Ngoc Van, Van Cao…, approximately 30 years old without any enviable reputation or remarkable success, produced great masterpieces pregnant with their real enthusiasm, deep concern, and the free spirit of an artist. A drawing, just as a novella, condenses the poetic images glowing up with temporary feelings, and in the twinkling of eyes, the artist “re-makes” the vision of selected objects merged with the artist’s mentality.

Cùng với các họa sỹ bậc thầy Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Tạ Tỵ, trong tập ký họa của lão họa sỹ Lưu Ly có cả tác phẩm của họa sỹ Lê Quốc Lập, Lưu Ly và một họa sỹ ký tên Khôi. Ngày đó, những họa sỹ Bùi Xuân Phái, Tạ Tỵ, Tô Ngọc Vân, Văn Cao… chỉ mới trên dưới 30 tuổi, danh chưa thành, công chưa toại, nhưng với niềm đam mê nghệ thuật, họ đã có những bức ký họa chứa đựng bao nhiêu trăn trở, thể hiện bản lĩnh tự do của một nghệ sỹ. Ký họa, cũng như truyện ngắn, cô đọng những thi ảnh bùng lên trong phút chốc cảm xúc, người họa sỹ trong khoảnh khắc chớp lấy và phóng túng “họa lại” cái thần thái của đối tượng được vẽ hòa quyện với tâm thức của người vẽ.

Viet Ho sketch by artist Ta Ty

Not only do the pieces of drawing embody the war-resistant morale, sufferings from the fighting, and eternal love of life but also the harassing verse (perchance artist under the name of ‘Khoi’) just as a bloodstain hasn’t faded away for years.

Tinh thần phản kháng chiến tranh, đau đớn trước chiến tranh, và lãng mạn tình yêu cuộc sống, không chỉ phản ánh qua ký họa, mà còn day dứt mấy vần thơ được (hình như là họa sỹ tên Khôi) lưu bút như những vệt máu chẳng bao giờ nguôi ngoai ánh lửa buồn năm tháng.

“Stains of red blood
bedew the paper sent to one
ever and anon I fight
or look to the future

Triumph, who is given credit for?
Future! Future
let count: How many drops of blood
spread and dew tomorrow.”

Khoi – excerpted from Đỏ Máu on July 24, 1950

“Một vài vệt đỏ máu
thấm giấy gửi cho ai
hiện tại đang chiến đấu
hay gửi về tương lai

Chiến thắng vì những ai?
Tương lai ơi! Tương lai
đếm xem: bao giọt máu
loang rỏ thấm ngày mai.”

Khôi — rút trong tập Ðỏ Máu 24/7/1950

In a moment of emotion, I am grateful for the mettlesome compassion, the absolute solitude full of tears and blood of the war artists. Supposedly, these nomadic poems and drawings fell into the hands of the selfish, perhaps there shall be a “fine arts suspicion” within “Scattered along the frontier were graves away from home. Of those who left for battlefields without regretting their youth” in Westward March written by Vietnamese poet Quang Dung.

Tôi chạnh lòng và lấy làm cảm kích trước những tấm lòng khí khái, những góc khuất âm thầm mà dữ dội máu và nước mắt của những nghệ sỹ tiền chiến. Những vần thơ, những bức tranh ký họa lang bang này, nếu lỡ may rơi vào tay ai không lòng chia sẻ, không chừng sẽ có một “nghi án văn nghệ” trong cái thời “rải rác biên cương mồ viễn xứ / chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như Quang Dũng tráng ca trong Tây Tiến.

The origin and The Revival Of The Sketchbook

SỰ RA ÐỜI VÀ NƠI TRỞ VỀ CỦA TẬP KÝ HỌA

Bui Xuan Phai Self-Portrait signed “Lang Bang” (middle right)

Viet Ho, the eldest brother of Artist Luu Ly known as Tran Van Minh, was the public theatre leader of the North Vietnam Anti-Illiteracy Campaign. When leaving Hanoi for his brother’s troupe, his parent, also an old artist, gave Luu Ly a Bristol pad with a grey dust hardcover. It, instead of being a diary, became a record of the artists’ drawings, they were also members of the troupe such as Bui Xuan Phai, Ta Ty, and some other fellows.

Nhân vật Việt Hồ trong nhiều bức ký họa, chính là ông Trần Văn Minh, Trưởng đoàn kịch bình dân thuộc Nha bình dân học vụ, anh cả của họa sỹ Lưu Ly. Ngày chia tay Hà Nội để lê la theo gánh kịch của người anh cả Việt Hồ, ông cụ thân sinh, vốn là một họa sỹ đã trao tặng Lưu Ly một cuốn vở giấy bristol, bìa xám cứng mùn đất. Tập vở ấy, thay vì viết nhật ký, lại trở thành một tập ký họa cho các họa sỹ là thành viên của đoàn kịch như Bùi Xuân Phái, Tạ Tỵ và các họa sỹ bạn bè trình diễn sắc màu tâm tư nghệ thuật.

Aware of Luu Ly’s passion for art, on a bright moonlit night in Dao Xa Village, Bui Xuan Phai invited him to walk along the Day River to Phu Luu Chanh Hamlet to participate in a Fall-Winter 49 art class. There were 30 students trained in this crash course of the basic knowledge in art by Luong Xuan Nhi, Ta Ty, and Bui Xuan Phai. Despite its short term, only 3 months, the quality of creation and technique maintained superior thanks to the brilliant teachers and their students’ enthusiasm.

Biết Lưu Ly đam mê hội họa, một đêm trăng thu ở làng Ðào Xá, họa sỹ Bùi Xuân Phái đã rủ Lưu Ly, dọc theo dòng sông Ðáy, đến thôn Phù Lưu Chanh tham gia lớp học hội họa thu đông 49. Lớp học có khoảng 30 học viên do các thầy Lương Xuân Nhị, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái dạy cấp tốc những kiến thức cơ bản về chuyên ngành hội họa. Lớp học tuy ngắn, chỉ 3 tháng, nhưng chất lượng làm vì thầy giỏi, trò tâm huyết học.

“Phai, contemplating the peace and war in the rain, executed his self-portrait during the evening in Dai market, Dao Xa Village, not far from Huong pagoda.” – The old artist Luu Ly recalled with nostalgia – “He lived in a house where artworks were hung on the mat. Since there was no room for the exhibitions, we almost used a mat as a wall/panel to hang a painting at that moment. He told us to draw a hook similar to the one sketching Viet Ho, it gave us the chance to joyously use our imagination to observe the work without hanging. In terms of paintbrushes, after smashing the tubes and primers for ammunition into the flat to which we tied buffalo/cow tail hair, as a result, the cattle tail got cut shorter somewhere we passed over!”

— Tôi nhớ anh Phái vẽ chân dung tự họa trong một chiều mưa ở làng Ðào Xá—chợ Ðại gần chùa Hương, anh ngồi trong mưa, ngóng vào hòa bình và chiến tranh—Lão họa sỹ Lưu Ly nhung nhớ—Nơi anh ở là một ngôi nhà, xung quanh thưng chiếu dùng làm treo tranh. Ngày đó, hầu hết ở nhiều cuộc triễn lãm, chúng tôi dùng chiếu làm vách treo tranh đấy chứ lấy đâu ra phòng ốc mà triễn lãm. Anh Phái còn bảo, vẽ tranh, vẽ luôn cái móc như ở bức ký họa anh Việt Hồ là không cần treo mà vẫn cảm giác là tranh được treo lên tường ngắm nghía! Còn bút vẽ, chúng tôi dùng ống đạn, đập dẹp, kẹp lấy lông đuôi bò đuôi trâu làm thành bút vẽ nên nhiều nơi chúng tôi đi qua, đuôi trâu đuôi bò ngắn lại do bị cắt!

A portrayal drawing of Luu Ly executed by artist Le Quoc Lap

Accomplishing this course considered as the first art class of the Democratic Republic of Vietnam, Luu Ly transferred to Agitation – Propaganda Unit specialized in material printing and news transmitting at the 3rd Military Region. Over the vital circumstances, artist Luu Ly never separated from his seniors’ drawing pad.

Sau khi kết thúc lớp học được xem là lớp hội họa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ấy, Lưu Ly chuyển sang công tác địch vận, chuyên in ấn tài liệu, truyền đơn ở liên khu 3. Và trong bao lần công tác vào sinh ra tử, họa sỹ Lưu Ly không bao giờ rời tập ký họa lưu bút các bậc họa sỹ đàn anh.

“Previously, in the rainy and bitterly cold weather, I wore a sheer plain T-shirt beneath the outer clothes served to provide additional warmth I kept my valuable pad right there in my body. When being outside in the pouring rain, tell you frankly I’d rather get wet and tolerate such coldness than cause any damage!” – Artist Luu Ly said

— Thuở ấy, những hôm trời mưa lạnh, thân hình phải mặc áo giấy lót bên trong cho ấm thân hình, tôi cũng cất giữ tập ký họa này vào nơi ấm áp nhất. Còn khi ra mưa, nói thật với anh — Lão họa sỹ Lưu Ly kể với tôi — thà thân xác mình dầm mưa chịu rét chứ nhất định phải bảo vệ cho kỳ được mấy trang giấy mỏng này đấy!

When the fierce resistance was over, artist Luu Ly once again changed his job. He was in charge of a lacquer factory owned by the Ministry of Industry & Trade, meanwhile keeping his eyes on the drawings day and night. The climate was no longer extreme to the utmost, whereas the high humidity posed a serious threat; accordingly, he made a breathable nylon pouch for the dried sticky rice to absorb a good deal of moisture from it as though warmed his own heart up.

Hết thời kháng chiến, một lần nữa họa sỹ Lưu Ly lại chuyển ngành công tác. Ông phụ trách một xưởng chế tác sơn mài của Bộ công thương nhưng ngày đêm vẫn không xa tập ký họa. Không còn cảnh mưa rét, nhưng nguy cơ bị tan ra do độ ẩm cao là điều có thể nên họa sỹ Lưu Ly, rang gao nếp thơm, bỏ vào ni lon, ủ nguyên cả tập ký họa như thể ủ nóng trái tim mình.

Oh dear! Painters are fearlessly romantic, the keeper is persistently passionate! Art alive depends on not only the artist’s talent but human sentiments! For over 60 years, with ups and downs, the small sketchbook with a glazed cover faded and a shabby back turns into his priceless treasure; as each exceptional artwork, in Luu Ly’s opinion, evokes pure and great nostalgia the masters gifted to him!

Chao ôi! Người vẽ đã can trường lãng mạn, người gìn giữ cũng kiên trì đam mê lắm thay! Nghệ thuật tồn tại, không chỉ nhờ tài năng của nghệ sỹ, mà còn bởi tấm lòng của thiên hạ! 60 năm trôi qua, trải qua bao nhiêu thăng trầm, tập ký họa nhỏ nhoi, sờn gáy, mờ bóng giấy này đã thành một báu vật của họa sỹ Lưu Ly vì với ông, mỗi bức tranh ký họa mộc mạc này, là một nỗi hoài niệm lớn mà các họa sỹ bậc thầy đã dành và ông đã may mắn có trong đời!

Artist Hoang Lap Ngon (Coffee Owner) by artist Bui Xuan Phai

Over the period of 60 years, student Luu Ly in the Fall-Winter Art Class becomes an 80-year-old artist in front of me. All men and time change, yet 19 original drawings remain obviously distinctive in sketch, tones, historical background, and the breath of all presented artists.

60 năm trôi qua, Lưu Ly chàng học viên lớp hội họa thu đông năm nào đã là một lão họa sỹ gần 80 tuổi trước mắt tôi. Con người và thời gian đổi thay, nhưng 19 bức ký họa bản gốc vẫn rõ ràng từng nét họa, gam màu, phảng phất mùi vị lịch sử và hơi thở của những tác giả góp mặt.

In an excellent state of preservation after these years, artist Luu Ly now bequeaths his precious treasure to artist Boi Tran. By a mere coincidence, the Fall-Winter art class held by artist Than Trong Su linked to the sketchbook and returned to Boi Tran eventually. Luu Ly believes that Boi Tran will take on the perpetuation and introduce these profound sketches to the world.

Sau bao nhiêu năm trường kỳ lưu giữ, giờ đây lão họa sỹ Lưu Ly quyết định chuyển giao tập ký họa cho chị Bội Trân, chủ nhân Bội Trân Galery trên đồi Thiên An mướt xanh mùa thu Huế. Thật là duyên cơ, lớp học hội họa thu đông ngày đó, do họa sỹ Thân Trọng Sự — một người Huế đứng ra tổ chức và 60 năm sau, qua bao nhiêu bước đường, tập ký họa liên quan mật thiết đến lớp học ấy lại đến với một người Huế, là nữ họa sỹ Bội Trân, người mà lão họa sỹ Lưu Ly gửi gắm và tin rằng, chị sẽ tiếp bước cuộc hành trình lưu giữ và giới thiệu nó với mọi người.

Hai Nguyen (Van Cam Hai)
Original field notes excerpted from Tia Sang Journal, published on October 18, 2007

Văn Cầm Hải
Tạp Chí Tia Sáng

You may also like